Bản sắc văn hóa Việt ở Nam Bộ vốn sự đa dạng với những sắc thái văn hóa từ các dân tộc khác nhau. Chuyện cưới xin cũng là một minh chứng cho sự khác nhau ấy
Phong tục cưới của người Nam Bộ thời xưa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Bản sắc văn hóa Việt ở Nam Bộ vốn thống nhất trong sự đa dạng với những sắc thái văn hóa từ các dân tộc khác nhau. Về truyền thống phương Nam với Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng là miền đất được tập hợp bởi các dân tộc người Việt sinh sống đan xen giữa các dân tộc: Chăm, Khơme, Hoa,…. Do đó, cùng với phong tục tập quán người Việt các văn hóa của dân tộc khác đã tạo nên một văn hóa Sài Gòn rất khác.

Và chuyện cưới xin của người Việt sống tại Nam Bộ là một minh chứng cho sự khác nhau giữa văn hóa của các dân tộc sinh sống tại đây.

1. Đám cưới người Việt

Theo truyền thống xưa của người Việt, đám cưới là nghi lễ quan trọng nhất của đời người. Tập tục đám cưới người Việt bao gồm sáu lễ sau:

  • Lễ nạp thái: Sau khi hai bên nhà trai và gái đã đính ước, nhà trai sẽ nhờ người mai mối đem rượu đến nhà gái để tỏ ý đã kén chọn nơi ấy.
  • Lễ vấn danh: Nhà trai sẽ nhờ người mai mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh của cô gái.
  • Lễ nạp cát: Báo cho nhà gái biết đã bói được quẻ tốt và việc hôn nhân nhất định sẽ cử hành.
  • Lễ nạp tệ (nạp trưng): Nộp sính lễ cho nhà gái, thế là việc hôn nhân đã hình thành.
  • Lễ thỉnh kỳ: Xin định ngày giờ để rước dâu.
  • Lễ thân nghinh: Nhà trai mang lễ đến nhà gái để rước dâu về.

Đặc biệt người Việt Nam Bộ xưa chú trọng nhất đến Lễ hỏi, các sính lễ nhà trai đem đến nhà gái trong dịp này màng những nét rất riêng của văn hóa Nam Bộ, các sính lễ đều là số chẵn, gồm có:

  • Khai trầu rượu, tiền cưới.
  • Cặp đèn hòa lạp kết hoa.
  • Mâm trầu cau: 36 trái cau và 64 lá trầu (tượng trưng cho 64 quẻ trong kinh dịch).
  • Mâm trà rượu (hoặc cặp ché rượu)
  • Mâm bánh.
  • Mâm trái cây.
  • 1 con heo sống (heo đứng củi).

Ngoài ra, nhà trai còn đem nữ trang đến cho cô gái, thường là đôi bông tai, đôi xuyến, kiềng, dây chuyền,…có thể bằng vàng, bạc hoặc đồng. Dù gia đình nhà trai nghèo đến đâu cũng không thể thiếu đôi bông tai.

Đối với người Việt Nam Bộ, đôi bông tai được xem là vật đính ước của cuộc hôn nhân, vậy nên mới có câu hát: “…Một mai thiếp có xa chàng, đôi bông thiếp trả đôi vàng thiếp xin. Sau này thu lại còn 3 lễ: Lễ chạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới.

2. Đám cưới người Chăm (IsLam)

Lễ cưới
Lễ cưới của người Chăm

Người Chăm đã sinh sống tại Sài Gòn lâu đời, do đó phong tục người Chăm cũng ảnh hưởng khá sâu sắc đến văn hóa người Việt. Tập tục truyền thống cưới hỏi của người Chăm đơn giản hơn so với người Việt, gồm có bốn lễ:

  1. Lễ Nao Kha Da (lễ dạm hỏi): Nhà trai nhờ người làm mai đến nhà gái thỏa thuận về tiền dẫn cưới và thời gian tiến hành các lễ tiếp theo.
  2. Lễ Clok Pa Nôith (lễ hỏi): Nhà trai mang sính lễ gồm: trầu, cau vài vóc, nữ trang… và công khai số tiền đồng, tiền cưới.
  3. Lễ Chon Khal Ao (lễ tặng quà): Trước lễ cưới nhà trai đem biếu cô gái những món quà cho ngày cưới và những vật dụng sinh hoạt gia đình.
  4. Lễ Pa Khah (lễ cưới): Diễn ra trước sự chứng kiến của hai họ, người chủ hôn đại diện cho nhà gái gọi là ông Wali tuyên bố gả cô gái cho chàng trai cùng với số tiền đồng và tiền cưới, chú rể đáp lời ưng thuận. Nếu lời đáp không chọn vẹn sẽ là điềm không may mắn cho đôi vợ chồng.

Kết thúc hôn lễ mọi người đọc Kinh Koran và chúc mừng đôi vợ chồng trẻ.

3. Đám cưới người Khmer

Người Khmer coi ngày tổ chức đám cưới gả con theo lịch tháng của dân tộc, theo phong tục cổ truyền hôn lễ gồm có ba lễ:

Lễ Sđâyđolđông (lễ nói): Đàng trai chọn Nétphlâuchâu Maha (người làm mai) đi cùng đến nhà gái làm lễ nói. Lễ vật gồm: bánh, trái cây,… tất cả phải là số chẵn.

Lễ Longmaha (lễ hỏi): Hai nhà thông báo cho thân nhân và lối xóm biết chính thức họ trở thành sui gia. Lễ vật nhà trai đem qua nhà gái gồm: 4 nải chuối, 4 chai rượu, 4 gói trầu, 2 đùi heo, 2 con gà, 2 con vịt và một số tiền. Trong lễ này 2 họ sẽ thống nhất ngày làm lễ đám cưới.

Lễ Thngaybôs Coltê (lễ cưới): Diễn ra tại nhà gái dưới sự điều khiển của Acha Pô Lia (Thầy cúng), gồm các nghi lễ chính sau:

  • Tiễn đưa chàng rễ về nhà gái
  • Dâng cơm cho sư.
  • Cắt tóc.
  • Lạy ông bà.
  • Rắc bông cau.
  • Nhập phòng. Nghi lễ được thực hiện theo các điệu nhạc múa cổ truyền.

4. Đám cưới người Hoa

đám cưới
Theo nghi lễ hôn nhân thì người Hoa và người Việt có nhiều nét tương đồng

Theo nghi lễ hôn nhân thì người Hoa và người Việt có nhiều nét tương đồng, đều theo sách nghi lễ của Chu Hy (một danh Nho đời Tống). Nghi lễ người Hoa cũng gồm sáu lễ: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ, thân nghi. Cũng như người Việt, nghi lễ người Hoa giờ đây chỉ còn ba lễ: Chạm ngõ, hỏi, cưới. Sính lễ nhà trai đem đến cho nhà gái thường là vào lễ hỏi hoặc lễ cưới, gồm: heo quay, vịt, gà, nhiều loại bánh, trái cây, củ sen,…


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Cúng ông công ông táo trường tuổi vợ chồng Tình duyên của người tuổi Sửu nhóm phong thủy cho cửa hàng kinh doanh đăng Thiên Khôi 12 chòm sao làm thế nào để quay lại cung thân Xem bói đoán tình yêu qua chữ cái đầu 14 Ý nghĩa sao Phong Cáo rắm tháng giêng 24 sơn hướng tiết Thu Phân người tuổi Sửu thuộc cung Cự Giải Phong thủy phòng ngủ cho người mệnh bán xem tử vi Luận tình yêu Đinh Mão và Tân tiết lập thu con trai sinh năm 1992 mệnh gì Mau ngo Xem boi bai phong thủy chiêu tài Phật dạy về nhân duyên cặp đôi xử nữ và cự giải bậc tam cấp phù hợp phong thủy tướng người có tai nhỏ mơ thấy mẹ văn khấn cúng cô hồn sao Thất Xích hung cát cung hoàng đạo thông minh tướng tai chuột đăt tên người tuổi Tỵ xà ä 强 çŸ ä¹Ž Tiền mất màu trắng phong thủy công văn khấn cô hồn tân hợi Kinh nghiệm giải đoán Ý nghĩa sao Thiên Mã tranh phong thủy Sao Văn khúc sao ân quang trong lá số tử vi kieng ky Sao thiên lương hình dáng móng tay nói lên điều gì mơ thấy ma Sư Tử là bà mẹ nhiệt huyết nhất Kuman Thong phật dạy cải con giáp may mắn năm 2018 mệnh nạp âm xem ngày Tìm may mắn cho người tuổi Giáp Tý chòm sao nam đào hoa chọn bảo bình làm nghề gì tu xem tu vi sao Thiên Hỷ